Xã hội Nhà_Đường

Một người phụ nữ trong tranh mặc "trang phục Hồ" loại "Phiên lĩnh"

Trong xã hội thời Đường, mặc dù thế lực của giới quý tộc bị tước giảm, nhưng vẫn không tạo ra được sự bình đẳng xã hội. Trong "Đường luật" có ghi rõ rằng, người phân ra hai loại "lương" (lành, tốt) và "tiện" (hèn, đáng khinh rẻ), tiện dân thì chỉ được kết hôn với tiện dân thôi; những địa chủ có giết hại bộ khúc cũng chỉ phạt hình 1 năm, mà bộ khúc giết hại địa chủ thì xử trảm. Dù cũng đã thi hành chế độ khoa cử tuyển nhân tài, nhưng bọn con em thế tộc vẫn được sự ưu đãi trong tu dưỡng học hành và được dễ đề bạt làm chức tước cao, cho dù không có thi khoa cử đỗ đạt tiến sĩ gì nữa thì việc leo lên chức vẫn không khó gì; Tể tướng thời nhà Đường xuất thân từ quý tộc thế gia không phải là ít.[20]:144 Những tiến sĩ được tuyển bạt thời Đường, một ít có mang hàm nghĩa công bằng xã hội, phòng cái tệ thi thì không nghiêm ngặt,[chú thích 18] thường có khảo hạch lại thi sinh khi có cả chủ khảo chấm, để xem cái thực học ra sao mà khen hay chê, đề phòng việc thí sinh lợi dụng quyền môn hoặc đút lót quan trường; nhưng mà cũng có những trang tài xuất chúng như Đỗ Phủ, vậy mà đỗ đạt khoa bảng vẫn thấp.[20]:144

Thời nhà Đường, ở phương Bắc có quận Sơn Đông luôn có tập trung những người mang địa vị xã hội rất cao, Thái Tông từng sai Cao Sĩ Liêm biên soạn "Thị tộc chí", hi vọng căn cứ việc chính trị tương lai có được thành tựu kết quả bình đẳng không có sự thiên vị thế tộc mà luôn tuyển người tài dựa vào khoa thi cử, sự đắc thế của bọn quý tộc vẫn không bị lay chuyển địa vị. Cuộc "Ngưu Lý đảng tranh" đã khiến cuộc thi cử trở nên còn hay mất là dựa vào bọn đảng phái, nhưng vẫn không thể cản trở được người thường dân muốn quật khởi chí khoa bảng. Lúc này kỹ thuật in ấn đã lưu hành rộng, sách vở nhiều, tư nhân mở lớp dạy cũng nhiều, học sinh các nơi rất đông và không có cách nào để lũng đoạn trí thức được. Từ trung kì nhà Đường cho đến thời Ngũ Đại liền năm nhiều sự biến loạn, điều đó khiến cho giới sĩ phu ở phương Bắc việc học bị phá hoại không còn như trước nữa, cho đến đời Bắc Tống thì sự học miền Bắc thật điêu linh. Các lãnh tụ sau này cũng không thể trừ bỏ được, do đó có câu "Giàu không quá ba đời", đành cứ theo chế độ khoa cử mà tuyển sĩ thân.

Thời Đường cũng có thịnh hành theo thời đại "phong cách Hồ". Sở dĩ có điều này là do đời Đường có sự pha tạp nhiều các tầng lớp không phải tộc người Hán về tập tục và ngôn ngữ, trong đó chủ yếu có những người thuộc sắc tộc du mục phía bắc và những người Tây Vực truyền phong tục, cũng do phong tục xã hội truyền thừa lại từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc khi các dân tộc ngoại lai di dân về phía nam đến Trung Nguyên, những nhân tố tác động này hình thành "phong cách Hồ" rất lưu hành thời Đường. Như "nhạc Hồ", "trang phục Hồ", "thức ăn Hồ" rất cực thịnh ở kinh đô Trường An.[chú thích 19].}}Các loại phục sức văn hóa của Tây Vực có ảnh hưởng rất lớn đối với thời Tùy Đường, đặc biệt ở vùng phương Bắc khi mà người Hán người Hồ sống hòa quyện chung trong một chế độ, trang phục thường ngày là Hồ phục Tiên Ti, những dịp tế lễ quan trọng thì đổi sang mặc Hán phục (Đường phục). Người phụ nữ có địa vị cao trong xã hội, điều này được phản ánh trong trang phục. Con gái quý tộc và cung đình nhiều người để lộ một nửa ngực còn váy thì làm bằng tơ tằm, mỏng, rộng và thoải mái. Váy yếm là loại trang phục rất thông dụng và đối với ca nữ thường chỉ mặc che đến nách với sắc đẹp sặc sỡ lòe cả mắt, quý tộc nhuộm màu đẹp đẽ tao nhã. Thời nhà Tùy đã dùng sắc vàng để làm hoàng bào cho nhà vua. Đời Đường Cao Tổ đã quy định cấm dân gian mặc trang phục sắc vàng, hoàng bào trở thành trang phục chỉ sử dụng trong hoàng thất.[43][44]